Diễn văn mở màn TỌA ĐÀM
DUY£N TµI T×NH MÖNH
Kính thưa quý vị đại biểu
Hôm nay ngày 8 tháng 1 năm 2012, một điểm dừng thời gian quan trọng của Lê Kim Giao tôi, ngày vô cùng hồi hộp và hân hạnh được đón tiếp các quý vị yêu thơ , đã bớt chút vàng ngọc thời gian đến với tọa đàm DUY£N TµI T×NH MÖNH
Thưa quý vị , và như thâm tâm tôi mong muốn : “Thưa quý bạn !”
Là một cá nhân bé nhỏ, vô danh , thậm chí vô dáng, vô vị ...và rất có thể vô ...duyên , chức danh của tôi là hội viên CLB Thơ Bành Thông ! kiêm hội viên hội Nhà văn Hà Nội, và có thể sắp sửa là hội viên Hội Nhà văn Việt nam
( nếu tôi đánh máy xong đơn xin kết nạp, x ếp h àng g ạch và nếu các vị của hội sang trọng ấy bằng lòng ...)
Chức danh ấy còn sang trọng hơn khi tôi là bạn của các CLB Thơ Đường bốn năm phương , bạn của Đài Truyền Hình Hà Nội, Đài Truyền Hình VCTV3 , VTV4, THETHAO TV, Đài truyền hình Kỹ thuật Số..., bạn của nhiều bạn trai và nhất là bạn của nhiều bạn gái yêu thơ ...
Dài dòng như vậy vì tôi vốn là người Việt Nam ! nổi tiếng thế giới là can đảm, lê thê và hay ghen tị ,không sợ khó khăn và không bao giờ giúp đỡ bạn xây cơ nghiệp ...!!
Chỉ với một lòng ĐAM MÊ ĐẮM ĐUỐI THƠ, tôi đã bỏ ra 50 năm (so với 2000 năm Đề Thực Luận Kết thì quá ít, nhưng với một người đó là cả đời )nghiên cứu câu đối, thơ Đường , cố tìm ra câu trả lời
Viết 8 câu thể thất ngôn bát cú thế nào cho có thần ??
Hôm nay, câu trả lời dường như đã có :
DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH , THÇN LuËT TH¥ §¦êNG
... đang trong tay quý bạn , đang mong chờ ý kiến nghiêm khắc của quý bạn , trước sự hồi hộp của các bạn gái tôi !!
Xin được nhường lời cho nhà thơ Trần Ninh Hồ, người rất nổi tiếng, rất mến Lê Kim Giao, rất giỏi thơ Đường ...và rất có duyên , người dẫn chương trình quen thuộc tại chính Thư Viện Đông Tây của Bạch ...Mao tiên ông Đoàn Tử Huyến .
Xin trân trọng khai mạc buổi tọa đàm
LÊ KIM GIAO- Tác giả THÇN LuËT TH¥ §¦êNG
Bản tham luận của tác giả Lê Kim Giao
Tọa đàm DUY£N TµI T×NH MÖNH
Năm 1972, tôi may mắn viết được bài thơ AM MỴ CHÂU , đã được các cụ từ và ban văn hóa Xã chấp nhận, làm thành bia đá , để treo bên cửa am.
Ngày 6 tháng giêng ngày hội Cổ Loa .
Nghi lễ treo bài thơ đá lên tường Am rất trang nghiêm.
Ngoài việc khăn áo vàng tề chỉnh, thỉnh chuông long trọng, các cụ còn đọc bài diễn văn đặc biệt, xin âm dương để biết ý thánh thần .
Các cụ kể lại giọng thì thầm thành kính ( hôm ấy tôi không có mặt ) :
Ba quẻ âm dương đều rất tốt ,nhất là khi mang bó hương đã dập lửa lên cắm vào bình thì có một luồng gió lạ thổi b ùng l ửa lên trước sự bất lực của các cụ ...
- “Bà Chúa Mỵ Châu vui và sẽ có nhiều lộc cho Bác đấy ...”
AM MỴ CHÂU
ĐƯỜNG ỐC QUANH QUANH TỚI CỐ THÀNH
CÂY ĐA THIÊN CỔ DÁNG CÒN THANH
HỒNG HỒNG MŨ NGỌC NGƯỜI ĐÂU VẮNG ?
LẠNH LẠNH GƯƠM THẦN ĐÁ VẪN XANH !
KẺ VIỆT NGƯỜI TẦN KHÔN VẸN NGHĨA
KHỐI TÌNH CHỮ HIẾU KHÓ TOÀN DANH
ÔI ! HỒN NGỌC TỈNH GIỜ LAI LÁNG
LÀM KHÁCH ĐANG YÊU BƯỚC CHẲNG ĐÀNH
Tôi suy nghĩ rất nhiều vì sao các cụ ở đây yêu thích bài thơ này ?
Làm thế nào để viết được một bài thơ Đường thất ngôn bát cú cho hay ??
Sau nhiều lần viết theo cảm giác, tôi tự đẩy lên:
Liệu có thể tổng kết các kinh nghiệm viết này không ?
Và câu trả lời cứ dần dần hiện ra .
Duyên Tài Tình Mệnh là các chữ hay, rất cổ nhưng quen thuộc với các quý bạn thơ , may mắn tôi lại gán được cho 4 chữ ấy ý nghĩa mới ...
1. DUYÊN
Mở cần cảm giác tế nhị này , nhưng làm sao cho có duyên?? xin mách nhỏ :
Hãy chọn chỗ đứng cho độc đáo ,nóng nhất...( bài Đánh đu, chỗ tác giả là dưới chân cột đu ...) bằng cái nhìn tinh nghich, mở đầu của Hồ Xuân Hương nữ sĩ là một mẫu tuyệt vời cho LKG kẻ ngẩn ngơ , học làm thơ .
Năm Tý, Giao tôi cũng chọn cái nhìn ...nghịch, quấy ...chuột mà không phải chuột đâu ...Hồ Xuân Hương tinh nghịch đấy
BÉ THÌ NGÓN CÁI LỚN CÙI TAY
RÚC RÍCH YÊU ĐÊM LẠI GHÉT NGÀY
2. TÀI
Thực cần Tài làm câu đối, tài viết khắc họa như vẽ lên giấy, như chém lên đá , hãy đến gần mà xem xét, mà mô tả, mà bầy hàng...
CöA BÈN B·I BïN TH× THôT: Nã!
KHO §ÇY §ôN §èNG HO¸C HOANG: MµY!
3. TÌNH
Luận cần Tình , vì nhân cách hóa cần Tình, không là con chuột nữa, mà là thằng tham nhũng, dùng cái tình người mà mô tả con chuột , coi hắn như bạn bè ta mà ngắm nhìn từ xa ...triết lý tí chút đi cho nó cao lên chứ ?
BÖNH TRUYÒN DÞCH H¹CH T¢Y CßN NG¸N
TËT KHOÐT D¢N LµNH CHó Cã HAY?
4. MỆNH
KẾT cần Mệnh .
Điều này tôi đã trình bày trong trang quan trọng nhất tập sách này, luận cứ khoa học của tứ luận.
Chỉ xin nói về việc lùi xa ra vô tận, lúc đó ta bàng hoàng chợt nhận thấy chính lại trở về đáy lòng mình, vận mệnh của đề và của chính ta.
Vận mệnh con chuột rất ...vững vàng . Ta đành nhìn hắn hạnh phúc mà bất lực
Thôi thì ...tha làm phúc !Thế có khi lại tốt cho hậu vận của chính mình
CßN C¦íI CßN C¦êI CßN C¦ìI LäNG
CßN §¤NG CON CH¸U THÕ GIAN NµY
Dĩ nhiên, quý bạn có thể cảm nhận phần ý tại ngôn ngoại niềm trắc ẩn của tác giả , như một bạn gái Tôn Nữ Quý Phương tận Đà Lạt đã tinh tế gửi ra lời chia xẻ .
Hôm nay, tôi xin tạm ngừng lý luận văn học ở đây, và chờ đợi ý kiến các quý bạn .
Hy vọng mong manh nhưng rực lửa trong lòng tôi ngơ ngẩn là các quý bạn công nhận Thần Luật thơ Đường .
Kẻ ngu xuẩn và người trong trắng giống nhau ở : không biết sợ là gì .
Các bạn gái cứ cười chê nếu có thể và nếu có lời khen thì đó với tôi lẽ nào lại không phải là niềm hạnh phúc tuyệt vời ??
LÊ KIM GIAO 8-1-2012
BẢNG TÓM TẮT A*
Thứ tự câu | Kết cấu Hình thức | Nội dung Nghệ thuật | Chú ý nghệ thuật : chỗ đứng của tác giả |
Câu 1, 2 | ĐỀ | DUYÊN (A1) | Chỗ nóng nhất, độc đáo nhất |
Câu 3, 4 | THỰC | TÀI (A2) | Gần, khắc họa , chính xác |
Câu 5, 6 | LUẬN | TÌNH (A3) | Xa ( không gian, thời gian ) Cao, minh triết |
Câu 7, 8 | KẾT | MỆNH (A4) | Cực xa đến ∞. . Mệnh của đề tài . Mệnh của tác giả. . Ước mong của người đọc |
LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ TỨ LUẬN A4
Ai cũng biết Mệnh là Mạng .Ta có ba điều suy nghĩ về phần kết này vì sao có liên quan đến Mạng :
1. Cuối cùng của bài thơ 8 câu, chúng ta cần NGHĨ GÌ? NÓI GÌ ? Đầu tiên: chắc chắn ở hai câu kết này ta phải nghĩ đến, nói đến cái ẤN TƯỢNG mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất về đề tài này còn in trong óc bạn (không phải trong mắt bạn vì mắt vẫn còn quá gần, vẫn còn ở trong tầm nhìn thấy...) Đó chính là cái MẠNG của đề tài ấy, cái đáng lo lắng ( hướng THIỆN), đáng nói nhất. Do vậy chỗ đứng của tác giả lúc này là CỰC XA ...đến mức VÔ TẬN, VÔ CỰC(∞)
2. Khái niệm vô tận, vô cực (∞) trong toán học hướng ta đến đâu ? Trái Đất vốn tròn, lùi xa mãi sẽ về đâu ?
Khái niệm vô tận, vô cực ∞ trong Toán học đưa ta đến một vị trí đặc biệt :
nơi xa tận cùng của đề tài, nơi chìm sâu tận cùng nhất không luẩn quẩn với Duyên, Tài, Tình (vẫn còn gần gũi, thông thường, tầm thường) nữa. Ở nơi vô cực lượng sẽ đổi thành chất:
Mà các bạn có biết nơi xa nhất, chìm sâu nhất là đâu không? Xin thưa: Thật thú vị nó lại là nơi gần nhất: Chính tâm hồn bạn đó!
Có nghĩa bạn sẽ thấy rất rõ phần KẾT này phải là phần nhận định về MẠNG SỐ, MỆNH SỐ của đề tài và CHÍNH MỆNH SỐ của TÁC GIẢ, là lý do thâm sâu nhất vì sao bạn phải viết bài thơ này...
Ví dụ như khi đọc câu kết của bài NĂM THÌN, ai tuổi Thìn lại không thấy thích thú và hy vọng :
ĐÔNG HẢI CÒN LO TRỜI QUÁ HẸP
TRỨNG RỒNG ẮT NỞ GIỐNG RỒNG TIÊN (Rồng gì đâu, tác giả đấy chứ !)
Và khi đọc :
CHƠI XUÂN CÓ BIẾT XUÂN CHĂNG TÁ
CỌC NHỔ ĐI RỒI LỖ BỎ KHÔNG? ( Lỗ gì đâu Xuân Hương đấy chứ ?!)
Ai không buồn buồn thông cảm (sau niềm vui chua chát) ngao ngán cho số phận của đề tài và chính tác giả Hồ Xuân Hương bất hạnh?
3. Nhân vật cuối cùng cần quan tâm là ai ?Xin thưa là ĐỘC GIẢ . Độc giả chính là người thưởng thức, dần dần nhập vào đề tài, cùng vui buồn với tác giả, cùng hy vọng ở Điều Thiện vĩnh hằng...
Ai sẽ là người cùng thích thú, thuộc và truyền lưu các dòng thơ hay này? Đó là Độc giả. Lạ một điều là chính các độc giả cũng thích cái kết có HẬU, dường như họ cũng muốn dự phần may mắn vào đó. Lẽ nào ta không quan tâm đến điều hướng thiện ấy ? .............................
( Đây là trang quan trọng nhất của Luận thuyết này )
Trắc nghiêm 1. tại cuộc tọa đàm
|
Hai chữ Teo thì khó chấp nhận .Đại tự điển Hán Nôm trang 1276 cho
2 chữ teo và tèo cùng một dạng tự
| |||
| |||
Vậy nếu ta đọc như bảng bên phải thì các bạn đồng ý hay không
Trắc nghiệm 2.
Xin bạn cho ý kiến thích hay không dòng 8 bài này
|
THIÊN HÒA THỤ SẮC ÁI THƯƠNG THƯƠNG
HÀ TRỌNG LAM THÂM LỘ DIỂU MANG
VÂN ĐẬU MÃN SƠN VÔ ĐIỂU TƯỚC
THỦY THANH DIÊN GIẢN HỮU SINH HOÀNG
BÍCH SA ĐỘNG LÝ CÀN KHÔN BIỆT
HỒNG THỤ CHI BIÊN NHẬT NGUYỆT TRƯỜNG
NGUYỆT ĐẮC HAO GIAN HỮU NHÂN XUẤT
MIỄN LINH TIÊN KHUYỂN PHỆ LƯU LANG
TÀO ĐƯỜNG
Số | Bạn thích | Không thích | Ký tên – ( điện thoại nếu có ) |
| | | |
Nếu bạn đã đọc A4 ( tứ luận – Kết cần Mệnh ) thì chắc không thể hạ một câu kết kỳ quặc như vậy
THAM LUẬN 1.
Dẫu là dân ngoại đạo với văn chương, nhưng tôi thích đọc thơ Đường. Có lẽ từ nhỏ ham đọc Tam quốc, thỉnh thoảng lại có một bài thơ Đường chen vào nói về một nhân vật hay sự kiện nào đó, là thơ dịch, nhưng vẫn tôn trọng Đường luật, đọc thấy xúc tích, có tám câu mà nói đủ, nói rõ ý muốn nói, vì vậy đâm ham.
Ví như bài nói về Trương Phi:
An Hỉ xưa từng đánh Đốc Bưu
Khăn vàng quét sạch giúp Viêm Lưu
Hổ Lao ải ấy lừng uy dữ
Tràng Bản cầu kia nổi tiếng reo
Nghĩa thả Nghiêm Nhan yên cõi Thục
Trí lừa Trương Cáp định Trung châu
Thù anh chưa báo thân đà thác
Đất Lũng nghìn thu nội cỏ sầu
Về sau, khi học văn, cũng được học mấy bài thơ Đường luật. Dẫu là thơ nôm, tôi cũng thấy hay lắm. Như bài “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh quan chẳng hạn, ai chả mê. Sau cứ mỗi lần đi công tác qua nơi ấy, tự nhiên cứ lẩm nhẩm hoài mấy câu nọ của người xưa.
Thích, nhưng không hiểu rõ về luật. Có điều đọc mãi, cũng tự nhiên thấm vào người. Thấy vần, điệu phải thế nào mới hay, mới thuận tai. Những câu nào phải đối nhau, đối vần, đối từ, đối ý….cũng lơ mơ cảm nhận được. Thấy người xưa tài quá.
Giờ có người bảo: Thơ Đường gò bó quá. Viết Thơ Đường khác nào bắt voi bỏ rọ! Tôi nghĩ chả phải! Chính cái mà họ cho là gò bó lại là cái khuôn khổ bình đẳng cho mọi người viết: 8 câu, mỗi câu 7 chữ, vị chi 56 chữ. Tài hay không ở đấy. Người tài có thể gói cả càn khôn vũ trụ, nhân tình thế thái trong 56 chữ ấy. Kẻ bất tài dẫu tràng giang đại hải thiên kinh vạn quyển cũng rặt nói điều sáo rỗng, chả ích gì!
Tôi có cái may là được học anh Lê Kim Giao một năm. Học Toán, năm lớp 10 ( như lớp 12 bây giờ). Thầy trò mấy chục năm vẫn nhớ nhau, vẫn gặp nhau lúc vui buồn như anh em.
Thấy anh làm Thơ, mới đầu tôi thấy lạ. Toán với Thơ có gì chung nhỉ? Đọc kỹ, ngẫm nghĩ kỹ mới ngộ ra : Cái chung là tính logic, tính minh triết. Có điều, Toán đi vào thế giới khoa học tự nhiên, đòi hỏi tính chính xác cao. Còn Thơ đi vào Thế giới nội tâm con người. Có lẽ mông lung hơn, phức tạp hơn, huyền diệu hơn. Cái tính minh triết và logic không thể hiểu máy móc như Toán được. Toán, học sẽ hiểu được, sẽ làm được Toán ( còn trở thành nhà Toán học lại là chuyện khác). Thơ, học chưa chắc đã hiểu. Học nhiều có khi cũng chả làm nổi câu Thơ cho ra trò. Không học có khi vẫn cảm được. Tài thế. Có người nhìn đâu cũng ra Thơ. Có người vật lộn cả đời cũng vẫn chỉ là anh ghép chữ thành vần. Chả trách có người than:
“Cho đời nhớ được một câu”
Bạc đầu người viết chắc đâu đã thành”…
Ấy thế mà anh Giao, một thầy dạy Toán, đã thành danh ở Thơ.
Thơ anh có những câu phổ biến đến nỗi người ta lầm tưởng là ca dao :
Có ai bán cái dịu dàng
Anh mua một gánh, tặng nàng làm duyên
Nhiều bài Thơ Đường của anh đã được lưu bút trên đá tại những khu di tích nổi tiếng : Am Mỵ Châu, Chùa Vua….
Lần sang Tô Châu, anh vật vã, phờ phạc, thao thức cả đêm sau khi xem cái bài Thơ “ Phong Kiều dạ bạc” được khắc đá đặt ở Hàn Sơn Tự của cái ông tú Trương Kế hỏng thi chán đời thuở nào. Rồi anh cũng tìm được cách viết của riêng mình để “chọi” lại với ông ta. Bài thơ của anh liệu có khắc đá đặt cạnh thơ ông Kế nọ hay không. Tôi nghĩ chả quan trọng lắm.
Thì Thơ anh chẳng đã khắc đá để đời ở những khu di tích nổi tiếng của nước mình đó sao.
Hôm nay anh bàn về Đường Luật. Anh cho là cái cấu trúc “ Phá Thừa Thực Luận Kết” chỉ là hình thức.
Theo anh cái Thần của thơ Đường phải là DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH. Cái phát hiện của anh, cái cách nghĩ của anh làm sáng thêm cái cấu trúc có vẻ như khô cứng kia. Như thổi hồn cho nó.
Bởi vậy, Thơ Đường không mất đi gì mà chỉ sáng thêm, đẹp thêm. Cách lý giải của anh giúp cho cả người muốn viết cũng như người đọc Thơ Đường. Cả hai đều cần cái THẦN ấy mới mong viết được và hiểu được một bài Thơ Đường hay.
DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH, chả cứ mình Thơ Đường cần. Việc gì chả cần. Đời người càng cần.
Bởi vậy, xin cám ơn anh Lê Kim Giao
Hà nội 22/12/2011
Mai Đức Thắng
Tham luận 2
của Tôn Nữ Quý Phương
CÁI THẦN TRONG THƠ LÊ KIM GIAO
… Khaùi nieäm chöõ “ THAÀN ”ngay trong baûn thaân noù ñaõ voâ hình, tröøu töôïng, nhöng kyø thöïc ta vaãn coù theå caûm nhaän noù nhö chính noù ñang hieän höõu, soáng ñoäng vaø chaân thöïc beân ta ngay trong moãi baøi thô. Neáu ta nhaân caùch hoùa noù leân , thoåi hoàn vaøo cho noù, ta seõ thaáy noù nhö moät con ngöôøi!
Thaàn laáp laùnh töôi cöôøi vaø hình nhö ñeïp theâm leân khi coù ta ngoä ra noù .
Nhö moät ngöôøi baïn thaâm giao, thaàn daét ta ñi môû nhöõng caùnh cöûa dieäu kyø, khoe vôùi ta kho vaøng ngoïc cuûa ngoân töø, kho chaâu baùu cuûa nhöõng lieân töôûng kyø thuù, ñeå töø ñoù ta giaät mình nhaän ra ta, trong bao la nhöõng noãi nieàm suy töôûng, khi thaùnh thieän thanh cao, luùc dung tuïc taàm thöôøng … Ta say ñaém mô maøng trong du döông cuûa vaàn ñieäu, nhaïc tính, khuùc khích doõi theo nhöõng laùu lænh bieán thieân, ta ngaäm nguøi trong laãn loän buoàn vui, vaø hoài hoäp, baên khoaên trong ñôïi chôø meänh soá …
Thaàn thaùi cuûa moãi baøi thô coù phaûi vì theá maø gaén lieàn vôùi caûm nhaän chuû quan cuûa moãi chuùng ta, daãu ñoâi khi noù ñi ngöôïc laïi vôùi mong öôùc cuûa thi nhaân chaêng nöõa ?!
Ñoïc THAÀN LUAÄT THÔ ÑÖÔØNG, ta nhaän ra caùi maïch ngaàm thaàn thaùi ngay caû khi nhaø thô coá tình keùo caùi coå kính thaâm nghieâm, thôøi thöôïng cuûa Ñöôøng thi trôû veà gaàn guõi vôùi ñôøi thöôøng. Nhöõng töø ngöõ voán noâm na daân daõ khi ñöôïc saép ñaët caïnh nhau moät caùch kheùo leùo seõ taïo thaønh nhöõng baát ngôø thuù vò maø duyeân - taøi - tình - meänh trong moãi baøi xuaát hieän nhö moät gôïi yù môùi meû. Möôøi hai con giaùp ngoä nghónh laàn löôït ñi vaøo trong thô Leâ Kim Giao ñeå roài löu laïi chuùt vöông vaán baâng khuaâng cho soá phaän chuùng hay chính meänh soá, thaân phaän cuûa kieáp ngöôøi?
Chuùng ta khoâng ao öôùc ñieàu naøy vì döôøng nhö noù khoâng phaûi laø mong muoán ñaày tính nhaân baûn cuûa nhaø thô: moät keát thuùc coù haäu, kheùp laïi noãi buoàn vaø môû nieàm vui.
Nhöng bieát laøm sao ñöôïc, trong ta ñau ñaùu moät caûm nhaän khaùc.
Loøng laïc quan, nieàm hy voïng hay tieáng cöôøi bôõn côït, traøo loäng … phaûi chaêng môùi chæ laø moät caùch töï an uûi maø ngöôøi ñoïc ( hay caû nhaø thô) vin vaøo ñoù nhö moät caùi côù ñeå tìm laáy ñieåm töïa maø thoâi; caùi voû boïc moûng maûnh aáy vaãn chöa ñuû ñeå che giaáu noãi ngaäm nguøi toaùt ra töø töï thaân caâu chöõ.
Noùi caùch khaùc, neáu quan saùt kyõ thì caùi ñoïng laïi trong moãi baøi thô cuûa Leâ Kim Giao seõ khoâng hẳn laø söï thaâm thuùy cuûa tieáng cöôøi yù vò, cuõng khoâng haún laø một nieàm tin, niềm kieâu haõnh maø laø moät noãi u hoaøi maø taùc giaû döôøng nhö cuõng
coá tình che giaáu.
Chaúng haïn:
CÒN CƯỚI CÒN CƯỜI CÒN CƯỠI LỌNG
CÒN ĐÔNG CON CHÁU THẾ GIAN NÀY
Caâu thô taát nhieân laø noãi ñau theá thaùi .
Hay laø caâu
ÔI HỒN NGỌC TỈNH GIỜ LAI LÁNG
LÀM KHÁCH ĐANG YÊU BƯỚC CHẲNG ĐÀNH
Nhaø thô Leâ Kim Giao thì hy voïng 3 chöõ khách đang yêu töôi treû , vónh cöûu… nhöng vôùi moãi chuùng ta, hình nhö söï vónh cöûu aáy laïi naèm ôû choã khaùc: noãi ngaäm nguøi!
Ta noâng noåi quaù chaêng khi cöù caû quyeát ñieàu ngöôïc laïi vôùi nieàm hy voïng töôi taén aáy ?
Ñöùng veà maët töø vöïng - ngöõ phaùp thì hai chöõ “ĐANG YÊU ”chæ ñoùng vai ñònh ngöõ cuûa danh töø “ KHAÙCH ”, coøn troïng taâm yù nghóa caâu thô chaéc chaén vaãn phaûi rôi vaøo ñoäng töø vaø thaùn ngöõ “BƯỚC CHẲNG ĐÀNH ” kia!
Vaø nhöõng caâu nhö
- HÀN SƠN CHUÔNG LẠC… CHÙA CHEN PHỐ…
- MÁU RƠI MẶT ĐỎ HƠI CÒN VỮNG ,
THẾ THẮNG DA THÂM LỰC SẮP TÀN…
phaûi chaêng cuõng cuøng moät yù nieäm veà cuoäc beå daâu vaø ngöôøi anh huøng lôõ vaän ?
Laïi nöõa, neáu ta nhaët ra nhöõng ñoäng töø vaø tính töø trong moãi baøi thô, ta seõ nhaän ra caû moät heä thoáng caùc töø ngöõ cuøng tröôøng nghóa: nhöõng töø nhö “caàn chi”,
“ thaûng thoát”,“ veà ñaâu”…, nhöõng töø “ thoaét”, “ ngheïn””, “ngaïi”, “ñau”, “phieàn”… nhö ñoïng laïi ngaán leä treân trang giaáy, traéc aån cuûa ngoân töø phaûi chaêng cuõng laø nieàm traéc aån cuûa thi nhaân ?
Coøn raát nhieàu nhöõng caâu thô thuù vò khaùc maø ta tin chaéc raèng chuùng seõ laøm say meâ taát caû nhöõng ai yeâu coå ngöõ , yeâu thaàn thaùi Ñöôøng thi, moät trong nhöõng veû ñeïp muoân ñôøi cuûa CHAÂN - THIEÄN - MYÕ .
Phaàn cuoái cuûa taùc phaåm giuùp ta hieåu theâm veà baûn ngaõ cuûa chính taùc giaû, moät chaân dung töï hoïa cuûa Leâ Kim Giao, trong daùng veû moät thieàn sö ñang tónh toïa, traàm tö maëc töôûng, nhöng khoâng phaûi laø ñeå chieâm nghieäm ñeán caùi voâ ngaõ cuûa Phaät Giaùo Ñaïi Thöøa maø suy tö ñeán nhöõng nhaõn töï tuyeät vôøi, tinh hoa cuûa ngoân ngöõ noøi gioáng, moät phöông caùch ñaëc bieät ñeå thi nhaân thoåi hoàn, taïo thaàn cho THÔ .
( Sôû tröôøng vaø sôû ñoaûn…
ai ngöôøi bieát cho - Hôõi Nhaø thô laõng töû! )
THAM LUẬN 3
Truyện ký của một nữ tác giả về Tính khả thi của DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH
NỖI ĐÊM
( tặng tác giả THÇN LuËT TH¥ §¦êNG )
Đêm nay...Nàng không sao chợp mắt được. nhũng dòng thơ cứ chập chờn vây quanh Nàng . Nghĩ đến Thơ, lại nghĩ đến người thơ
Vừa mới chiều nay thôi, ngồi bên anh dưới tán ổi xòe rộng như một chiếc dù xanh bên bờ ao, cùng anh nói chuyện thơ, nghe anh nói về nỗi đam mê của anh với thơ Đường – Cái thể thơ thất ngôn bát cú mà những người viết trẻ như nàng vừa nghĩ đến đã thấy kinh hãi không muốn đụng bút vào.
Mặc dù thể loại này đã được học qua và đã đọc khá nhiều , nhưng chiều nay khi nghe anh giảng giải , nàng đã vỡ ra thế nào là Niêm, thế nào là Luật, nhất là thế nào là Thần thái của thơ Đường.
Tiếp đến là viết hai câu thực và luận thế nào cho hay mà lại không bị lẫn vào nhau (điều này rất nhiều người viết hay phạm vào ). Đây là chỗ thể hiện tài năng của người viết .
Hai câu luận nghiêng về phía tình cảm nhiều hơn .
Theo anh hai câu mở cần có sự duyên dáng tế nhị, không lộ liễu , điều này khi đọc thơ của Hồ Xuân Hương ta thấy rất rõ.
Chữ Mệnh anh đặt vào hai câu kết : Thật tuyệt ! Nó giúp cho người viết có một định hướng rõ ràng, không bị lạc đề.
...Giờ thì một mớ lý thuyết của anh đã nằm trong cái đầu bé xinh của nàng rồi .
Anh cười : Lý thuyết là vậy nhưng để viết được một bài thơ hay cũng đâu có dễ, cố gắng lên em nhé ...
Thông minh và bướng bỉnh , đêm nay Nàng đang cố gắng vượt qua chính mình, cầm bút viết bài thơ Đường đầu tiên , tặng cho người thơ, tặng cho nỗi nhớ ...
“Như sóng cồn cào chẳng chịu yên
Nhớ tràn đêm thẳm nhớ vô biên”
Nỗi nhớ trào lên từ sâu thẳm của khát khao.
Luôn luôn muốn vượt mọi khuôn phép, mọi khoảng cách, mọi rào cản , vậy mà bây giờ lại bị bao vây bởi cái thể thơ thất ngôn bát cú , vần bằng ,vần trắc , niêm , đối nghiêm minh, đây quả là một đỉnh núi cao mà nàng sẽ phải vượt qua!
Còn nỗi nhớ trong lòng Nàng thì vẫn bướng bỉnh :
“Khi xuôi khi ngược không theo luật
Lên bổng xuống trầm chả thuận niêm”
...Viết xong hai câu thực, những giọt mồ hôi đã thấm ướt những sợi tóc rủ trên trán nàng , mặc dù đêm nay quả là một đêm trăng thanh gió mát...
Rồi thảng thốt nhìn ra bầu trời đêm, nàng viết tiếp hai câu luận
“Ngàn mối dây tơ rung mộng ước
Một vầng trăng ngọc thả hồn tiên”
Đến đây, như trút đi một gánh nặng, người nàng nhẹ bỗng, nàng đang quen làm thơ tự do mà, nó tự chảy ra thôi theo tình cảm của nàng , không phải gò ép gì cả ...
Cầm bút lên nàng rùng mình viết nốt hai câu cuối :
“Thơ em theo gió theo thương nhớ
Có chạm lòng anh một nỗi niềm ?”
* *
*
Đó là bài NỖI ĐÊM, bài thơ Đường đầu tiên của nàng.
Hy vọng đó là một minh chứng về tính khả thi với việc sáng tác của
THÇN LuËT TH¥ §¦êNG , cuốn sách mà hôm nay quý vị đang có trên tay.
Mong sao nội dung của cuốn sách mang lại nhiều điều bổ ích cho những người yêu văn học.
Cuối cùng xin cầu chúc cuốn sách và tác giả của nó có một vận mệnh xanh tươi
22-12-2011
Tác giả Hoa Dạ Hương
Ghi chú của Lê Kim Giao:
Ðây là nguyên tác của tác giả( thể Ký ), không có sự sửa chữa, biên tập, có thể gọi trực tiếp số sau : 01697570230
Tham luận 4.
NGUYỄN THANH LÂM
LÊ KIM GIAO –
CHÀNG LÃNG TỬ ĐÁNH THỨC CÁI ĐẸP ĐANG NGỦ SAY
Tôi và nhà thơ Lê Kim Giao “bén duyên” nhau trên bàn cờ tại nhà riêng của cố nhà thơ Nguyễn Quốc Thái (người tự phong mình là đệ nhất Hán Nôm). Từ duyên cờ tướng dẫn tới duyên thơ, duyên nhạc, duyên tử vi, duyên kinh dịch, duyên đời. Duyên nối tiếp duyên tâm giao tri kỷ.
Tôi yêu Lê Kim Giao bởi khí chất lãng tử , tài hoa , đam mê , say đắm, ngập chìm cả đời mình vào các thú chơi… và ở lĩnh vực: kỳ - thi – nhạc anh đã cắm được ngọn cờ của riêng anh ngất ngư bay, được bạn bè ngẩng đầu chiêm ngưỡng.
Tôi xin mượn cách nói của cố thi sĩ Hoàng Cầm nói về thơ: “Thơ như cô gái kiều diễm và lộng lẫy, người yêu nàng rất nhiều, nhưng kẻ được nàng vời đến , chung chăn gối, đẻ ra đứa con trường tồn thì kim cổ đông tây chỉ có một vài”
Lê Kim Giao được nàng thơ vời đến chăng? Đến để đẻ ra thi phẩm trường tồn hay để xây lại, vá lại những lở lói ngôi đền thơ đã bị thời gian xâm hại, hay đến để sơn một màu sơn cho hợp với hiện tại và tương lai.
Không! Nàng thơ không gọi Lê Kim Giao, nhưng vì kính yêu nàng , Lê Kim Giao tự nguyện, và có lẽ chỉ Lê Kim Giao mới đủ dũng khí để “liều”, xăm xăm đến phòng ngủ của nàng “thơ Đường” đã thiếp ngủ ngàn năm, gọi nàng tỉnh dậy, trao cho nàng một tinh thần mới, rũ bỏ khuôn cốt: ĐỀ - THỰC – LUẬN – KẾT thành: DUYÊN – TÀI – TÌNH – MỆNH.
Bình vẫn thế nhưng rượu mới, rượu của Lê Kim Giao.
Tôi cùng mọi người uống thử xem sao!
ĐỀ (MỞ) thay bằng DUYÊN rất hay, chữ DUYÊN như năng lượng sống, không trơ ỳ như chữ MỞ, chữ DUYÊN có tinh thần hơn, hàm lượng sâu sa rộng hơn, trời – đất - vạn vật – con người sinh ra từ cơ duyên, “vui đạo tùy duyên” (thơ Trần Nhân Tông), người làm thơ gặp duyên, gặp cảnh mà có thơ. Có duyên phát ngay, có duyên phát chậm, duyên từ kiếp trước, “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng” nhưng đã là DUYÊN thì phải thực DUYÊN mới là thi sĩ.
DUYÊN như ánh sáng đầu tiên hé lộ, tâm và cảnh giao hòa, đối cảnh tùy DUYÊN cũng là cái hồn, cái nhạy cảm của người cầm bút làm thơ.
DUYÊN là chìa khóa mở lối vào cõi THỰC (TÀI), đầu phải xuôi đuôi mới lọt, có cái duyên khéo léo, uyển chuyển tài hoa thì cái THỰC (TÀI) mới hiện lên sáng tỏ. Bản lĩnh của nhà thơ hòa quyện với cảm xúc mà câu chữ có hồn. Bản lĩnh ở đây là bản lĩnh đời sống, bản lĩnh tri thức, tả thực – tạc đúng chân dung bản chất sự việc, câu THỰC phải TÀI tạo xương cốt nhẹ thanh mà vững khỏe cho câu LUẬN vút bay cao.
Câu LUẬN bay lên cao được đến đâu tùy thuộc ở TÌNH của tác giả, tùy thuộc ở tâm hồn, tầm nhìn, sức bao quát ôm chứa lẽ sống, sự minh triết hay nói gần hơn là khí chất của nhà thơ, tầm lớn của nhà thơ, điều này người làm thơ ai mà chả biết, nhưng làm được và tự nâng mình lên được thật khó thay!
Mỗi bài thơ đều sinh ra từ DUYÊN, hiện hình và trưởng thành từ TÀI, bay cao nhập thế từ TÌNH, kết thúc bằng MỆNH. Chữ MỆNH rất lạ của Lê Kim Giao làm giáo sư – Viện trưởng viện Hán Nôm Phan Văn Các phân vân e ngại, và nhiều người khác giật mình.
Nhưng theo tôi: mỗi bài thơ có một số phận riêng, thậm chí mang số phận của cuộc đời, của tác giả, có bài thơ chỉ sống được ở thời này mà không sống được ở thời kia. Chuyện Kiều của Nguyễn Du nay được mọi người ngưỡng mộ nhưng ở thời vua Tự Đức ông vua này còn muốn nọc cổ Nguyễn Du ra đánh một trăm roi vì cái khí chất ngang tàng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Thế mới biết thơ có số phận của thơ, mang hình hài và vận MỆNH của tác giả.
Sinh từ duyên nào thì phận ấy, cùng một vầng trăng nhưng trăng trong tâm trạng mỗi cảnh đời của nàng Kiều khác nhau, trăng trong thơ Nguyễn Du không giống trăng trong thơ Hồ Xuân Hương và càng khác xa với trăng trong thơ của Lê Kim Giao và bao người khác viết về trăng:
“ Nghiên mực đầy trời BÚT hóa TRĂNG ! ”
Có bài thơ tôn vinh cho nhà thơ và có bài thơ đưa nhà thơ vào vòng MỆNH tử địa…
Lê Kim Giao thay chữ KẾT thành MỆNH (KẾT cần MỆNH) chính là vận mệnh của đề tài, đề tài sinh ra từ DUYÊN, cơ duyên cho tác giả có thơ, duyên nào phận ấy, cảnh nào thơ ấy, đời nào thơ ấy, và người nào thơ ấy. MỆNH chính là tâm sự của nhà thơ, nhà thơ có bản lĩnh – tầm cao thì bài thơ có tầm cao, nhà thơ tâm mỏng chí nông thì bài thơ chết yểu là lẽ đương nhiên.
Đương nhiên: THƠ NÀO MỆNH ẤY.
Uống ly rượu “DUYÊN – TÀI – TÌNH – MỆNH” của Lê Kim Giao chưa thể say vì rượu mới cất, chưa đủ thời gian ủ lâu, nhưng mắt tôi nhìn nàng “thơ Đường” có tinh thần mới, nàng che dấu sự e thẹn vì còn ngái ngủ bằng nụ cười trinh trắng – nụ cười của chàng lãng tử Lê Kim Giao ban tặng cho nàng.
Tham luận 5.
KHI NGƯỜI THƠ DÁM VƯỢT QUA GIỚI HẠN
LÃ THANH TÙNG ( BTV Báo Văn Nghệ )
Thơ Đường, như tất cả chúng ta đều biết, là một định dạng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất của nền thi ca Trung Hoa nói riêng, và Á Đông nói chung.
Từ hàng nghìn đời nay, người ta thực hành Thơ Đường đã nhiều, và đã có những thành công vô cùng đáng kính phục. Kể tên những nhà thơ có đóng góp xuất sắc cho thể loại nghệ thuật vi diệu này, đã quả thực là một điều rất mệt, bởi có quá nhiều những thi sĩ như vậy. Nhưng ai dám nói đó là một thể loại thơ dễ? Và lại càng đáng tranh cãi hơn, nếu ai dám bảo rằng thể thơ đó đã được khai thác đến kiệt cùng, trở thành miếng đất cằn cỗi.
Nhưng dường như đã trở thành một phần trong lịch sử hình thành, phát triển, và phổ cập Thơ Đường, đó là việc ngay từ rất sớm, người ta, hầu như ai cũng muốn tìm hiểu xem kết cấu của một bài Thơ Đường, nó như thế nào mà quyến rũ được lòng người đến mức vậy? Và quan trọng hơn, người ta tiến đến câu hỏi: Làm thế nào để sáng tác được một tác phẩm Thơ Đường hay, đi vào lòng người? Dĩ nhiên cái cảm xúc, cái từng trải, cái tài năng của nhà thơ thì luôn đứng ở vai trò đầu tiên và cuối cùng. Nhưng giữa những căn cứ địa sống còn đó, vẫn còn những khoảng trắng mênh mông cho những nhà lý luận, những “kỹ sư thực hành” giàu đam mê và khát vọng khám phá.
Lịch sử ghi nhận những trường phái lý luận Thơ Đường khác nhau. Ngoài những quy tắc ở tầm tế vi, có tính “đơn nguyên”, như “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, hay “chỉnh niêm”, “hợp vận”, tuyệt cú, hài thanh… thì những cái cốt lõi của một bài thơ nặng giá trị cũng lần lượt được đề cập. Người thì tôn cái hồn của nhà thơ lên hàng tối hậu. Họ bảo cái hồn làm nên tất cả, khống chế và quán xuyến hết mọi nẻo đường dẫn đến thơ hay. Kẻ thì nói: Không, cái thần mới là quan trọng. Khi bài thơ như con rồng ẩn hiện, thì cái mắt rồng sẽ làm lóe lên mọi tinh hoa của kiệt tác. Ai nắm bắt được cái thần, tức là sẽ chế ngự được bí quyết sáng tạo…
Nhưng nói thế thì cũng mù mờ chẳng kém gì bảo cứ có tài năng, cảm xúc, và sự từng trải thì sẽ có thơ hay. Bởi cái “hồn” hay cái “thần” là những khái niệm khá trừu tượng, không dễ cân đong đo đếm, lại càng không dễ tạo tác vận dụng khi đứng giữa sa mạc ngôn từ.
Sau rất nhiều thăng trầm đúc kết, cuối cùng các nhà thơ, các lý luận gia, và cả cộng đồng những người yêu Thơ Đường khắp bốn phương trời nữa, đã cùng gặp nhau ở cái ngã ba chưa đâu vào đâu, nhưng tưởng cũng đã có thể gọi là gần gũi nhất với bản chất kết cấu của một bài Thơ Đường. Đó là công thức “Đề-Thực-Luận-Kết”, nhiều phần lý giải được cái hay, và cũng là cái khó, của một tác phẩm nếu nó muốn được truyền tụng giữa làng.
Vâng, cái quy tắc nhiều đời sàng lọc mới nên ấy, đã đánh đúng được vào cái tâm lý thông thường của người phiêu linh, là tò mò nhưng sợ cái mênh mông.
Từ đây, những con dân của vương quốc Thơ Đường không còn phải phấp phỏng với những khái niệm vu vơ như cái hồn, ma mị như cái thần, chập chờn như cái hứng, hư huyễn như cái khí… nữa.
Họ định làm một bài Thơ Đường ư? Chỉ cần nhớ kỹ những thể tài nhỏ nhỏ thường vẫn được dạy đầy nơi các lò gõ đầu trẻ của các ông đồ khắp chốn cùng quê, là đã có thể vững tin vào một sản phẩm gần với quy cách. Vâng, Đề-Thực-Luận-Kết, Đề… Thực… Luận… Kết… Chỉ cần tâm niệm cho kỹ câu thần chú ấy, thì ít nhất cũng viết được ra một bài Thơ Đường không đến nỗi ngô nghê.
Nhưng, lại nhưng, khổ nỗi, từ cái “không ngô nghê” cho đến cái “hay”, cái “trác tuyệt”, cái “kỳ diệu”… thì vẫn còn một chặng đường xa lắm. Xa đến nỗi nhiều người coi là biển cả, hoặc thăm thẳm như đường lên trời. Bởi vì, đề, thực, luận, kết vẫn đơn thuần chỉ là những cái xác không hồn, những cái túi đựng không khí, những cái chai không rượu… chẳng tích sự gì khi muốn làm nên một kiệt tác.
Rất may là trong những lúc khó khăn nhất, thì luôn tồn tại (hay xuất hiện?) những người đắm đuối và giàu mơ ước, không chịu bó tay bỏ cuộc nửa chừng.
Lê Kim Giao là một người như vậy.
Ở đây tôi không quan tâm nhiều đến vị thế và tư cách của anh trong làng Đường Thi, bởi chuyện đó chẳng nói lên điều gì cả. Có thể anh không giỏi chữ Hán nhất. Đương nhiên, anh cũng không có những công trình đồ sộ, uyên bác về lý luận và sáng tác Thơ Đường.
Anh lại càng không toàn tâm toàn ý, suốt đời ăn ngủ với tứ tuyệt, bát cú, bởi anh còn nhiều đam mê và nghĩa vụ khác, mà cái nào xem chừng cũng quan trọng cả.
Nhưng sự đời bao giờ chả vậy. Đâu phải cứ day tay mắm miệng, rũ tóc hú hét, thì phép thần mới ứng linh. Ở đây cũng giống như chuyện, nhiều người cả đời lăn lóc cặm cụi với thơ, nhưng tận lúc xuôi tay nhắm mắt cũng vẫn không hề có nổi một câu đáng nhớ, đừng nói sử sách ghi danh. Vậy thì chuyện anh Giao đã là gì mà dám đề xuất “quy tắc làm thơ Đường”, xin được nhường cho những người thích vạch vòi, vặn vẹo. Tôi chỉ quan tâm đến chuyện “Duyên-Tài-Tình-Mệnh”, cái công thức bất ngờ chẳng biết từ lúc nào hình thành trong tâm trí Người thơ, có thể đem lại cục diện gì mới cho cuộc chơi Thơ Đường vốn chưa và sẽ không bao giờ có điểm dừng.
Vâng, tôi tin vào cái công thức mới, bởi trực cảm của tôi, và cũng bởi chính cái cách đặt vấn đề khá lạ lẫm và thú vị của Lê Kim Giao.
Anh đã không mảy may chú tâm gì đến cái “vỏ ngôn ngữ”, cái “xác văn bản”, hay cái “báo cáo trần thuật máy móc” của hành động làm thơ như bấy nay vẫn thế, mà anh đi thẳng vào cái bản chất thẩm mỹ cần hướng tới của rung động thi nhân.
Thật vậy, một chữ “Duyên” xứng đáng là một sự thay thế hoàn hảo cho nhiệm vụ “Đề” khô khốc trên kia, bởi cái Duyên lạt mềm không ràng buộc thô thiển nhà thơ vào bất kỳ nhiệm vụ gì khi khai mở. Làm thơ chứ có phải đọc tham luận gì đâu mà phải rào đón?
Nhà thơ đến với người yêu thơ, không cần phải loay hoay bày đặt phẩm trật sắc phong gì cả, mà chỉ cốt có một tấm lòng ngay thật, trong cái vỏ dung nhan trời ban ưa nhìn, dễ mến là được. Vâng, cái vẻ mặn mòi cám dỗ là đặc sản riêng của mỗi con người thì ai mà bắt chước cho nên. Sao ta không lấy nó ra làm quà, đặng chào mời thết đãi lẫn nhau, mà cứ phải trịnh trọng đạo mạo làm gì cho nó nhiêu khê xa cách?
Vậy đấy, một chữ “Duyên” trong ánh mắt nhìn lúc thảng thốt quệt nhau sẽ làm sáng bừng một cuộc tình bổi hổi sắp đến, khiến lòng người đối thoại như được thư thái, rạo rực lên nhiều lắm, để từ đó hai người có sự cộng cảm, tri âm.
Tương tự như vậy, là những chữ “Tài”, “Tình”, “Mệnh” rất đặc sắc mà dễ hiểu của Lê Kim Giao. Chúng có thể trục xuất hoàn toàn mấy mệnh lệnh dở hơi kiểu “Thực”, “Luận”, “Kết” của các nhà lý luận bế tắc. Tôi xét thấy thực cũng không cần phải chi li mổ xẻ những tiện ích rành rành của “Duyên-Tài-Tình-Mệnh” trong bối cảnh một quảng đại những người trân quý tiếng Việt đang cảm động đón mừng cái thông điệp mới mà anh Giao mang tới.
Rõ ràng mỗi quả bóng bay roi rói anh Giao tung lên trời lại mang một sắc thái mỹ cảm tinh tế, như hệt mỗi khẩu hiệu “slogan” tài hoa mà mỗi đoàn đại biểu trương lên, hợp thành một cuộc diễu hành thống nhất mà lung linh. Cũng có thể lấy một hình dung khác, là một hội chợ hoa xuân. Mỗi làng, mỗi tổng sẽ có một tâm niệm bày hàng.
Đây là Ngọc Hà xinh tươi. Kia hẳn Nhật Tân rực rỡ. Tiếp nối là những Phú Thượng rạo rực đồng nội, Tây Tựu phiêu lãng mênh mang… Tất cả hoàn chỉnh một không gian hoa, một cảm thức hoa, một hạnh phúc hoa tuyệt vời ấn tượng.
Ở đây tôi muốn đọng lại một ưu tư khác, ấy là cái kết mang chữ “Mệnh” đến rối ruột của anh Giao, sau những xung động đáng yêu của những “Duyên”, “Tài”, “Tình”.
Thì cũng giống như những kỷ vật kia thôi, chữ “Mệnh” là một thông điệp của đáy tim, không nhằm trói cứng bài thơ vào bất kỳ lối mòn truyền giáo nào cả, mà chỉ khiêm nhường tỏ bày những nông nỗi của riêng mình. Có chút gì xa xót ở đây chăng? Hay chỉ là do tôi tự thấy mình dấp dính mà mặc cảm liên đới? Nhưng thử bình tĩnh mà soát xét lại những kiệt tác cổ kim thử xem, ta sẽ nghiệm ra manh mối chữ “Mệnh” bi ca kia. Thì đấy, từ hai câu kết thấm thía của Thôi Hiệu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Đến những tiếng cười bông lơn mà sắc nhọn đến tóe máu của Hồ Xuân Hương kiểu:
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
Thì tất cả đều luôn trĩu nặng một căn vía sinh tử. Làm gì có chuyện lúc chia tay còn náo nức phiêu linh! Thậm chí đến kiểu thơ Thủ vĩ ngâm câu đầu và câu cuối giống nhau, mà tiêu biểu như “Góc thành Nam, lều một gian” của Thi hào Nguyễn Trãi, thì cái sắc thái của mỗi vị trí “Thủ” hay “Vĩ” cũng hoàn toàn khác biệt. Mở bài tung tẩy bao nhiêu, khi phác họa cái hoàn cảnh cô liêu vò võ của nhà thơ yêu nước thương đời, thì kết lại là một dấu chấm than chìm vàng đắm ngọc đến tuẫn nạn, có thể khiến độc giả liên cảm dằn vặt đến đứt từng khúc ruột. Ở đây, chữ “Mệnh” dường như không còn đơn thuần chỉ là một sự kết thúc máy móc, mà nó đã ngầm vẫy gọi một sự tái sinh sục sôi nơi hiệu ứng cảm nhận của độc giả đời sau. Thì ra, cùng tắc biến, cái triết lý của chữ “Mệnh” tưởng chỉ biết thở ngắn than dài, lại hóa thâm trầm mà sâu sắc lắm lắm.
Và Người thơ Lê Kim Giao đã biết vạch đá mở đường mà lần mò tìm được tới cái nguồn mạch kín đáo ấy.
Trong tâm khảm của những người còn đắm say dan díu với Thơ Đường luật, rồi đây rất có thể sẽ còn có những xôn xao khác về bốn chữ đúc kết của Lê Kim Giao. Nhưng tôi tin rằng, tự mỗi chữ Duyên, Tài, Tình, Mệnh, và cả cái chỉnh thể thiết tha mà dấm dứt ấy sẽ từng bước có được vai trò ngày càng vững chắc trong hành trình khám phá rừng thơ.
Xin chúc mừng anh, Người thơ không hạn mình bé nhỏ.
Hà Nội - tháng 12.2011
Bài này vừa đăng trên trang mạng lethieunhon.com
7. Tham luận
VÀI Ý NHỎ KHI ĐỌC THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG
Người ta thường bảo thơ Đường là gò bó, thơ Đường chỉ chung chung xoay quanh phong hoa tuyết nguyệt, có người còn phê phán : hiện nay người ta đang muốn phát triển hình thức thơ mới, phát minh ra hàng đống dạng thơ lạ, mốt nọ, mốt kia, ai hơi đâu mà lại đi khui vào cái loại thơ cổ lỗ sĩ từ ngàn năm trước, vừa khó làm, vừa khó hay, chỉ với mấy chục chữ thì làm sao có thể diễn tả được hết thông tin, ý tứ ?
Riêng tôi vốn kém về thơ văn từ khi còn mài đũng ở các nhà trường , thỉnh thoảng cũng có cố gắng bịa ra mấy vần để làm báo tường thì dở ẹc, thơ chẳng ra thơ, vè chẳng ra vè .
Biết thân, biết phận nên tôi đành lao vào các môn tự nhiên, thành một anh giáo viên dạy toán !
Duyên nợ trớ trêu thay...tuy dạy toán nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn khoái ngâm nga một số bài thơ Đường luật vì thấy nó hay hay.
Lúc đầu là cảm tính, đó là đọc thấy du dương như một bản nhạc, trong lời thơ lại có hình ảnh như một bức tranh thủy mặc.
Dần dà tôi có nghiên cứu một số sách về luật thơ Đường mới biết thế nào là niêm, là đối, cứ nghĩ thế là mình đã hiểu về luật thơ Đường , sau cũng làm thử một số bài, về luật thì cũng ổn nhưng sao thấy nó cứ chung chung, nhạt nhẽo thế nào ấy .
Cho đến một ngày, Lê Kim Giao, người bạn đồng nghiệp ( toán) đến chơi, có đề xuất một phát hiện mới lạ , trong một tác phẩm mang tính chất luận văn độc đáo về thơ Đường , đó là cuốn sách THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG với chuyên đề DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH của anh.
Đọc xong, tôi có cảm tưởng như một trái bộc phá làm bật tung lớp vỏ dầy đã che trùm cái “Thần ” tiềm ẩn ở bên trong một bài thất ngôn bát cú .
Tôi lấy làm lạ là một giáo viên Toán mà lại đi sâu nghiên cứu lĩnh vực bí hiểm của thơ Đường như vậy?
Có điều gì liên quan giữa hai lĩnh vực trái ngược này ?
Phải chăng tính phân tích, logic chặt chẽ của Toán học đã kích thích nhà “Toán-Thơ ” này óc phiêu lưu, tìm tòi cái hay, cái đẹp trong khó khăn , hóc búa ?
Chắc chắn đó là một người hết sức thông minh, nhưng nếu không có lòng đam mê, lăn lóc trong nhiều năm ròng, gần như vắt kiệt tâm trí thì cũng khó lòng tìm ra cái tinh túy , cái THẦN mà ngay bản thân những người đẻ ra luật thơ này cũng chưa từng thấy ai nêu ra cả!
Tôi đồng tình với những điều tác giả đã phân tích trong tác phẩm, tuy cũng có một số chi tiết cần phải bàn rõ thêm,nhưng tôi tin rằng nếu bài Đường luật nào đạt đủ 4 tiêu chuẩn DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH trên , chắc chắn là một bài thơ hay, sẽ đọng lại được trong tâm trí người đọc.
Đây là một vấn đề mới nên không tránh khỏi có những hoài nghi, e ngại, đó cũng nằm trong quy luật , những cái gì mới lạ, vượt trước thời đại thường khó được đại chúng chấp nhận ngay, mà còn phải trải nghiệm qua thời gian lâu dài mới đi tới đích được.
Để kết thúc xin có mấy vần cảm nghĩ sau
Mở đầu tránh nói toạc đề ra
DUYÊN đẹp có, không, khéo ở ta
Thực tả rõ ràng đừng gượng gạo
TÀI phô chính xác chớ xuê xoa
Luận đàm sâu sắc lời tinh tế
TÌNH tứ thân thương ý đậm đà
Kết thúc làm sao cho chặt chẽ
MỆNH đời ẩn chứa nghĩa sâu xa
Xin chân thành cảm ơn ý tưởng táo bạo của tác giả , chúc tác giả thành công và tiếp tục có những phát hiện mới lạ trong thi ca, Đời, Đạo
Hà Nội – Mùa Đông Tân Mão
Phạm Quang Đại CLB Thơ Đông Ngạc
Best Sports Betting Sites In Asia - Vimeo
Trả lờiXóaTop 5 Best Sports Betting Sites in Asia · 1. Betway · 2. 1xbet · 3. bet365 · youtube mp4 4. 1xBet.