Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Tin tức về buổi Tọa đàm "Thần luật Thơ Đường"

Tin từ trang web Trần Nhương

TNc: Sáng nay 8-1, tại Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây đã diễn ra cuộc tọa đàm về tập Thần luật của nhà thơ Lê Kim Giao. Ông cẩn trọng nghiên cứu thơ Đường và đưa ra một quy luật DUYÊN, TÀI, TÌNH, MỆNH.
Nhiều nhà văn nhà thơ đẫ đến dự. Các tham luận của Phạm Xuân Nguyên, Bành Thông, Lã Thanh Tùng. Nhà thơ Trần Ninh Hồ đã dẫn chương trình...


Trên mạng Unes co Thơ Đường Đất Việt

Tọa đàm văn học về Tạp sách
“ Thần luật thơ Đường” của Lê Kim Giao  08-01-2012
 Nhà thơ Trần Ninh Hồdẫn chương trình

     Sáng nay ( 8/1/2012 ) tại khán phòng Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây ( N11A phố Trần Quý Kiên, Cầu  Giấy , Hà Nội ) Nhà nghiên cứu VHNT tổ chức buổi tọa đàm văn học về tập sách “ Thần luật thơ Đường “ do ông đã dày công nghiên cứu và ra mắt bạn đọc Nổi bật trong tập sách là ông đã biết phát triển từ: : Phá, thực, luận, kết ( truyền thống luật thơ Đường) sang Duyên, Taì, Tình , Mệnh .
        Thành phần tham dự gồm các bạn hữu , một số nhà phê bình văn học,một số phóng viên   báo , và đài truyền hình cùng đông đảo các bạn yêu thích thơ Đường về dự . Buổi tọa đàm đã được nhiều nhà thơ , nhà văn , nhà phê binh văn học có bài tham luận và phát biểu . Đặc biệt có thi nữ từ trong miền Nam cũng gửi bài ra tham luận.
Sau đây xin giới thiệu bài tham luận của Ông Phạm kỳ Nam – Nhà nghiên cứu Hán Nôm

   Đọc tập THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG  của LÊ KIM GIAO, thấy được tâm huyết của tác giả trong khảo cứu về một dòng thơ xưa nổi tiếng, những nhận định thật là độc đáo, những tiêu chuẩn đánh giá cũng  mang hồn mới, và ý nghĩa mới mẻ.
Xin có một bài thơ gắn với bốn chữ  DUYÊN, TÀI, TÌNH, MỆNH gọi là tỏ sự đồng cảm .

                        
   CẢM XUÂN
          ( Cảm nghĩ về tập THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG
                   và chùm  thơ Xuân tứ Đường thi
             nói về 12 con giáp  của tác giả Lê Kim Giao )

XUÂN ĐẾN CHÀO XUÂN DÁM HỮNG HỜ
GẶP   EM  ,   TA   HÁ   LẠI    THỜ     Ơ
VĂN CHƯƠNG BỊN RỊN  TƠ  CÒN VƯỚNG
THƠ    PHÚ     MƠ   MÀNG TÓC   Đà  SƠ
DUYÊN ẤY  ĐINH  NINH  KHÔN LỖI HẸN
TÀI  NÀY   TRÂN TRỌNG KHÓ LÀM NGƠ
TÌNH TRONG TAO NGỘ HƯƠNG DẦN BÉN
MỆNH VẬN MỪNG AI DẬY TIẾNG THƠ .
                              PHẠM KỲ NAM
                                                                 BTT giới thiệu ( Xem thêm tin ảnh )
       



Thư của Giáo viên Yên Khánh 3A Phan Sĩ Quý :       Anh Lê Kim Giao!
      Hôm nọ ra Hà Nội dự buổi tọa đàm thơ của anh ,em thực sự rất xúc động, mấy đứa học trò em dẫn theo đều khâm phục thầy giáo dạy Toán mà làm thơ Đường hay đến vậy.
       Hôm nay em lại có việc muốn nhờ anh chỉ giáo.
      Ở trường em có 1 cô giáo dạy kĩ thuật công nghiệp mới nhờ em sửa giúp 1 bài thơ Đường luật để chúc thọ bố cô ấy tròn 80 tuổi trong dịp năm mới. Bố cô ấy cũng là một giáo viên dạy Toán như anh, đã nghỉ hưu và vô cùng yêu thích thơ Đường, cụ cũng làm thơ Đường nữa. Cụ không thích các con tặng quà gì bằng tặng 1 bài thơ nên dù không biết làm thơ Đường cô ấy cũng cố làm 1 bài cho cụ thân sinh vui lòng. Cô ấy đang nhờ em sửa nhưng em chỉ sửa giúp cô ấy được những cái cơ bản như Niêm, luật, vần, đối thôi còn làm sao cho ý sâu sắc và hay thì em tài hèn sức mọn, không làm được. Em nghĩ chỉ có anh mới giúp cô ấy được
           Cái khó để sửa bài thơ này là một số từ không được phép sửa vì đó là tên con cháu trong nhà, hoặc là loài hoa mà bố mẹ cô ấy thích nên không được sửa. bài thơ dưới đây những từ không được sửa em đã gạch chân và in đậm. Những từ còn lại anh xem có thể sửa giúp cho cô ấy không. Em nghĩ đây cũng là việc nhân nghĩa để giúp cô giáo này tỏ lòng hiếu thảo với cụ thân sinh. Em mong tin anh.

             MỪNG XUÂN MỚI

Vườn cây phong nhụy tiễn đông qua
 Chờ đón giao thừa vui khúc ca             
Xuân đến hoa hồng khoe sắc thắm
Tết về con cháu cúng tiên gia
 Mừng con hiếu thuận vui lòng mẹ
 Trọng Nghĩa chăm ngoan đẹp ý cha
 Phúc ấm muôn đời diên thọ hưởng
 Cội nguồn công tổ mãi ơn xa.




                 MỪNG XUÂN MỚI

Vườn cây phong nhụy tiễn đông qua
Chờ đón giao thừa hiến khúc ca
 Xuân đến đào,  hồng khoe diễm sắc
 Tết về con , cháu cúng tiên gia
 Kính nhân hiếu thuận vui lòng mẹ
 Trọng Nghĩa ân tình đẹp ý cha
 Phúc ấm muôn đời diên thọ hưởng
 Cội nguồn công tổ mãi sâu xa.

                                                                     
                            

TRẢ LỜI CỦA ANH  L K GIAO
Tìm ra hết chỗ sai, chưa tốt ? sau đó chỉnh đối , tu từ nghệ thuật ...
Dòng 1 : tốt, mở có duyên, chữ phong nhụy khá sang trọng
Dòng 2: Chữ vui vẫn đúng ngũ bất luận nhưng nếu chuyển  thành hiến , sẽ :-  vần trắc vững luật hơn, Dùng Động từ (hiến )dễ hay hơn
Dòng 3: hoa hồng chỉ là 1 loại, đào hồng là 2 loại , chỉnh

Có thể chỉ dùng 4 câu cũng gần đủ ý, nhưng kém giá vì không có Đối  :
              
       MỪNG XUÂN MỚI

 Đào , hồng phong nhụy tiễn Đông qua
 Nghĩa trọng lòng hương nhớ mẹ cha
 Phúc ấm muôn đời diên thọ hưởng
 Cội nguồn công tổ mãi sâu xa.

đối với con cháu
Dòng 4: cần giữ chữ tiên gia ( hai chữ hán ) nên dòng 3
 phải sửa lại ( diễm sắc )
Dòng 5: mừng con là nôm, cần chuyển thành kính nhân ,
sẽ đối với trung nghĩa . Ngoài ra hai câu ấy còn một nhằm
chỉ con gái, một chỉ con trai
Dòng 6 : ân tình là hán , đối hiếu thuận mới chỉnh
 Dòng 7:  tốt Dòng 8 :  Không dùng chữ ơn vì nó gần với ân
,  quá thực giảm độ rung cảm( chữ thực  nên dùng ở câu 3, 4) .
 ta dùng chữ sâu nghe hợp với mệnh kết hơn .
Đó là những thủ thuật rất sâu nghề đấy , nên ngẫm kỹ ...
           Em thấy không?, nếu ta có bản lĩnh hoàn toàn có thể lập một câu lạc bộ thơ Tứ tuyệt Đường thi ( mới đầu làm 4 câu, dùng duyên tài tình mệnh , sau giỏi thì 8 câu ...) cứ viết rồi anh cùng em nghiên cứu cách sửa. Anh nghĩ đây là một đề tài Tiến sĩ mà em cần quan tâm, cố vấn là anh , chắc có thể thành công đấy .
           Riêng bài thơ trên, em nói cô giáo ấy ( cho anh biết tên với ! ) hãy đợi anh viết thư pháp chữ Nôm rất đẹp, sau chụp ảnh màu vào gỗ ( như các ảnh cưới ấy ) , treo lên tặng Ông Bố , chắc sẽ được thêm tuổi thọ !
                                        LÊ KIM GIAO . 11-1-2012



Tin trên trang Web lethieunhon.com

            LÃ THANH TÙNG
THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG VÀ MỘT NGƯỜI THƠ DÁM VƯỢT QUA GIỚI HẠN

Ở đây tôi không quan tâm nhiều đến vị thế và thẩm quyền của Lê Kim Giao trong làng Đường Thi, bởi chuyện đó chẳng nói lên điều gì quan trọng. Có thể anh không giỏi chữ Hán nhất. Đương nhiên, anh cũng không có những công trình đồ sộ, uyên bác về lý luận và sáng tác Thơ Đường. Anh lại càng không toàn tâm toàn ý, suốt đời ăn ngủ với tứ tuyệt, bát cú, bởi anh còn nhiều đam mê và nghĩa vụ khác, mà cái nào xem chừng cũng quan trọng cả. Nhưng sự đời bao giờ chả vậy. Đâu phải cứ day tay mắm miệng, rũ tóc hú hét, thì phép thần mới ứng linh. Ở đây cũng giống như chuyện, nhiều người cả đời lăn lóc cặm cụi với thơ, nhưng tận lúc xuôi tay nhắm mắt cũng vẫn không hề có nổi một câu đáng nhớ, đừng nói sử sách ghi danh. Vậy thì chuyện Lê Kim Giao đã là gì mà dám đề xuất “quy tắc làm thơ Đường”, xin được nhường cho những người thích vạch vòi, vặn vẹo. Tôi chỉ quan tâm đến chuyện “Duyên-Tài-Tình-Mệnh”, cái công thức bất ngờ chẳng biết từ lúc nào hình thành trong tâm trí Người thơ, có thể đem lại cục diện gì mới cho cuộc chơi Thơ Đường vốn chưa và sẽ không bao giờ có điểm dừng.


Thơ Đường luật (dân ta vẫn gọi tắt một cách giản tiện, tuy không đúng lắm, là Thơ Đường), như tất cả chúng ta đều biết, là một định dạng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất của nền thi ca Trung Hoa nói riêng, và Á Đông nói chung. Từ hàng nghìn đời nay, người ta thực hành Thơ Đường đã nhiều, và đã có những thành công vô cùng đáng kính phục. Kể tên những nhà thơ có đóng góp xuất sắc cho thể loại nghệ thuật vi diệu này, quả thực là một điều rất mệt, bởi có quá nhiều những thi sĩ như vậy. Nhưng ai dám nói đó là một thể loại thơ dễ? Và lại càng đáng tranh cãi hơn, nếu ai dám bảo rằng thể thơ đó đã được khai thác đến kiệt cùng, trở thành miếng đất cằn cỗi.
Nhưng dường như đã trở thành một phần trong lịch sử hình thành, phát triển, và phổ cập Thơ Đường, đó là việc ngay từ rất sớm, người ta, hầu như ai cũng muốn tìm hiểu xem kết cấu của một bài Thơ Đường, nó như thế nào mà quyến rũ được lòng người đến mức vậy? Và quan trọng hơn, người ta tiến đến câu hỏi: Làm thế nào để sáng tác được một tác phẩm Thơ Đường hay, đi vào lòng người? Dĩ nhiên cái cảm xúc, cái từng trải, cái tài năng của nhà thơ thì luôn đứng ở vai trò đầu tiên và cuối cùng. Nhưng giữa những căn cứ địa sống còn đó, vẫn còn những khoảng trắng mênh mông cho những nhà lý luận, những “kỹ sư thực hành” giàu đam mê và khát vọng khám phá.
Lịch sử ghi nhận những trường phái lý luận Thơ Đường khác nhau. Ngoài những quy tắc ở tầm tế vi, có tính “đơn nguyên”, như “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, hay “chỉnh niêm”, “hợp vận”, tuyệt cú, hài thanh… thì những cái cốt lõi của một bài thơ nặng giá trị cũng lần lượt được đề cập. Người thì tôn cái hồn của nhà thơ lên hàng tối hậu. Họ bảo cái hồn làm nên tất cả, khống chế và quán xuyến hết mọi nẻo đường dẫn đến thơ hay. Kẻ thì nói: Không, cái thần mới là quan trọng. Khi bài thơ như con rồng ẩn hiện, thì cái mắt rồng sẽ làm lóe lên mọi tinh hoa của kiệt tác. Ai nắm bắt được cái thần, tức là sẽ chế ngự được bí quyết sáng tạo… Nhưng nói thế thì cũng mù mờ chẳng kém gì bảo cứ có tài năng, cảm xúc, và sự từng trải thì sẽ có thơ hay. Bởi cái “hồn” hay cái “thần” là những khái niệm khá trừu tượng, không dễ cân đong đo đếm, lại càng không dễ tạo tác vận dụng khi đứng giữa sa mạc ngôn từ. Sau rất nhiều thăng trầm đúc kết, cuối cùng các nhà thơ, các lý luận gia, và cả cộng đồng những người yêu Thơ Đường khắp bốn phương trời nữa, đã cùng gặp nhau ở cái ngã ba chưa đâu vào đâu, nhưng tưởng cũng đã có thể gọi là gần gũi nhất với bản chất kết cấu của một bài Thơ Đường. Đó là công thức “Đề-Thực-Luận-Kết”, nhiều phần lý giải được cái hay, và cũng là cái khó, của một tác phẩm nếu nó muốn được truyền tụng giữa làng. Vâng, cái quy tắc nhiều đời sàng lọc mới nên ấy, đã đánh đúng được vào cái tâm lý thông thường của người phiêu linh, là tò mò nhưng sợ cái mênh mông. Từ đây, những con dân của vương quốc Thơ Đường không còn phải phấp phỏng với những khái niệm vu vơ như cái hồn, ma mị như cái thần, chập chờn như cái hứng, hư huyễn như cái khí… nữa. Họ định làm một bài Thơ Đường ư? Chỉ cần nhớ kỹ những thể tài nhỏ nhỏ thường vẫn được dạy đầy nơi các lò gõ đầu trẻ của các ông đồ khắp chốn cùng quê, là đã có thể vững tin vào một sản phẩm gần với quy cách. Vâng, Đề-Thực-Luận-Kết, Đề… Thực… Luận… Kết… Chỉ cần tâm niệm cho kỹ câu thần chú ấy, thì ít nhất cũng viết được ra một bài Thơ Đường không đến nỗi ngô nghê.
Nhưng, lại nhưng, khổ nỗi, từ cái “không ngô nghê” cho đến cái “hay”, cái “trác tuyệt”, cái “kỳ diệu”… thì vẫn còn một chặng đường xa lắm. Xa đến nỗi nhiều người coi là biển cả, hoặc thăm thẳm như đường lên trời. Bởi vì, đề, thực, luận, kết vẫn đơn thuần chỉ là những cái xác không hồn, những cái túi đựng không khí, những cái chai không rượu… chẳng tích sự gì khi muốn làm nên một kiệt tác.
Rất may là trong những lúc khó khăn nhất, thì luôn tồn tại (hay xuất hiện?) những người đắm đuối và giàu mơ ước, không chịu bó tay bỏ cuộc nửa chừng. Lê Kim Giao là một người như vậy.

Ở đây tôi không quan tâm nhiều đến vị thế và thẩm quyền của anh trong làng Đường Thi, bởi chuyện đó chẳng nói lên điều gì quan trọng. Có thể anh không giỏi chữ Hán nhất. Đương nhiên, anh cũng không có những công trình đồ sộ, uyên bác về lý luận và sáng tác Thơ Đường. Anh lại càng không toàn tâm toàn ý, suốt đời ăn ngủ với tứ tuyệt, bát cú, bởi anh còn nhiều đam mê và nghĩa vụ khác, mà cái nào xem chừng cũng quan trọng cả. Nhưng sự đời bao giờ chả vậy. Đâu phải cứ day tay mắm miệng, rũ tóc hú hét, thì phép thần mới ứng linh. Ở đây cũng giống như chuyện, nhiều người cả đời lăn lóc cặm cụi với thơ, nhưng tận lúc xuôi tay nhắm mắt cũng vẫn không hề có nổi một câu đáng nhớ, đừng nói sử sách ghi danh. Vậy thì chuyện anh Giao đã là gì mà dám đề xuất “quy tắc làm thơ Đường”, xin được nhường cho những người thích vạch vòi, vặn vẹo. Tôi chỉ quan tâm đến chuyện “Duyên-Tài-Tình-Mệnh”, cái công thức bất ngờ chẳng biết từ lúc nào hình thành trong tâm trí Người thơ, có thể đem lại cục diện gì mới cho cuộc chơi Thơ Đường vốn chưa và sẽ không bao giờ có điểm dừng.
Vâng, tôi tin vào cái công thức mới, bởi trực cảm của tôi, và cũng bởi chính cái cách đặt vấn đề khá lạ lẫm và thú vị của anh Giao. Anh đã không mảy may chú tâm gì đến cái “vỏ ngôn ngữ”, cái “xác văn bản”, hay cái “báo cáo trần thuật máy móc” của hành động làm thơ như bấy nay vẫn thế, mà anh đi thẳng vào cái bản chất thẩm mỹ cần hướng tới của rung động thi nhân.

Thật vậy, một chữ “Duyên” xứng đáng là một sự thay thế hoàn hảo cho nhiệm vụ “Đề” khô khốc của người xưa, bởi cái Duyên lạt mềm không ràng buộc thô thiển nhà thơ vào bất kỳ nhiệm vụ gì khi khai mở. Làm thơ chứ có phải đọc tham luận gì đâu mà phải rào đón? Nhà thơ đến với người yêu thơ, không cần phải loay hoay bày đặt phẩm trật sắc phong gì sốt, mà chỉ cốt có một tấm lòng ngay thật, trong cái vỏ dung nhan trời ban ưa nhìn dễ mến là được. Vâng, cái vẻ mặn mòi cám dỗ là đặc sản riêng của mỗi con người thì ai mà bắt chước cho nên. Sao ta không lấy nó ra làm quà, đặng chào mời thết đãi lẫn nhau, mà cứ phải trịnh trọng đạo mạo làm gì cho nó nhiêu khê xa cách? Vậy đấy, một chữ “Duyên” trong ánh mắt nhìn lúc thảng thốt quệt nhau sẽ làm sáng bừng một cuộc tình bổi hổi sắp đến, khiến lòng người đối thoại như được thư thái, rạo rực lên nhiều lắm, để từ đó hai người có sự cộng cảm, tri âm.

Tương tự như vậy, là những chữ “Tài”, “Tình”, “Mệnh” rất đặc sắc mà dễ hiểu của Lê Kim Giao. Chúng có thể trục xuất hoàn toàn mấy mệnh lệnh dở hơi kiểu “Thực”, “Luận”, “Kết” của các nhà lý luận bế tắc. Tôi xét thấy thực cũng không cần phải chi li mổ xẻ những tiện ích rành rành của “Duyên-Tài-Tình-Mệnh” trong bối cảnh một quảng đại những người trân quý tiếng Việt đang cảm động đón mừng cái thông điệp mới mà anh Giao mang tới. Rõ ràng mỗi quả bóng bay roi rói anh Giao tung lên trời lại mang một sắc thái mỹ cảm tinh tế, như hệt mỗi khẩu hiệu “slogan” tài hoa mà mỗi đoàn đại biểu trương lên, hợp thành một cuộc tổng diễu hành thống nhất mà lung linh. Cũng có thể lấy một hình dung khác, là một hội chợ hoa xuân. Mỗi làng, mỗi tổng sẽ có một tâm niệm bày hàng. Đây là Ngọc Hà xinh tươi. Kia hẳn Nhật Tân rực rỡ. Tiếp nối là những Phú Thượng rạo rực đồng nội, Tây Tựu phiêu lãng mênh mang… Tất cả hoàn chỉnh một không gian hoa, một cảm thức hoa, một hạnh phúc hoa tuyệt vời ấn tượng.
Ở đây tôi muốn đọng lại một ưu tư khác, ấy là cái kết mang chữ “Mệnh” đến rối ruột của anh Giao, sau những xung động đáng yêu của những “Duyên”, “Tài”, “Tình”.
Thì cũng giống như những kỷ vật kia thôi, chữ “Mệnh” là một thông điệp của đáy tim, không nhằm trói cứng bài thơ vào bất kỳ lối mòn truyền giáo nào cả, mà chỉ khiêm nhường tỏ bày những nông nỗi của riêng mình. Có chút gì xa xót ở đây chăng? Hay chỉ là do tôi tự thấy mình dấp dính mà mặc cảm liên đới? Nhưng thử bình tĩnh mà soát xét lại hết những kiệt tác cổ kim thử xem, ta sẽ nghiệm ra manh mối chữ “Mệnh” bi ca kia. Thì đấy, từ hai câu kết thấm thía của Thôi Hiệu:
                        Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
                       Yên ba giang thượng sử nhân sầu

Đến những tiếng cười bông lơn mà sắc nhọn đến tóe máu của Hồ Xuân Hương kiểu:
                       Chơi xuân có biết xuân chăng tá
                       Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không

Thì tất cả đều luôn trĩu nặng một căn vía sinh tử. Làm gì có chuyện lúc chia tay còn náo nức phiêu linh! Thậm chí đến kiểu thơ Thủ vĩ ngâm câu đầu và câu cuối giống nhau, mà tiêu biểu như “Góc thành Nam, lều một gian” của Thi hào Nguyễn Trãi, thì cái sắc thái của mỗi vị trí “Thủ” hay “Vĩ” cũng hoàn toàn khác biệt. Mở bài tung tẩy bao nhiêu, khi phác họa cái hoàn cảnh cô liêu vò võ của nhà thơ yêu nước thương đời, thì kết lại là một dấu chấm than chìm vàng đắm ngọc đến tuẫn nạn, có thể khiến độc giả liên cảm dằn vặt đến đứt từng khúc ruột. Ở đây, chữ “Mệnh” dường như không còn đơn thuần chỉ là một sự kết thúc máy móc, mà nó đã ngầm vẫy gọi một sự tái sinh sục sôi nơi hiệu ứng cảm nhận của độc giả đời sau. Thì ra, cùng tắc biến, cái triết lý của chữ “Mệnh” tưởng chỉ biết thở ngắn than dài, lại hóa thâm trầm mà sâu sắc lắm lắm. Và Người thơ Lê Kim Giao đã biết vạch đá mở đường mà lần mò tìm được tới cái nguồn mạch kín đáo và trong lành ấy.

Trong tâm khảm của những người còn đắm say dan díu với Thơ Đường luật, rồi đây rất có thể sẽ còn có những xôn xao khác về bốn chữ đúc kết của Lê Kim Giao. Nhưng tôi tin rằng, tự mỗi chữ Duyên, Tài, Tình, Mệnh, và cả cái chỉnh thể thiết tha mà dấm dứt ấy sẽ từng bước có được vai trò ngày càng vững chắc trong hành trình khám phá rừng thơ.
Xin chúc mừng anh, Người thơ không hạn mình bé nhỏ.                                       

 Hà Nội - tháng 12.2011
                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét