Ngày 15/9/2008, có chuyến du lịch về Tam Đảo thăm thiền viện Trúc Lâm ở xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc, Tôi gặp hai câu đối viết bằng đại tự ngay đại điện:
1. Phước đức sâu dầy do gieo nhân đạt quả
Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần
2. Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác
Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như
Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần
2. Phật pháp chỉ đường lìa mê về bến Giác
Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như
Câu đối đó lại được trình bày rất lớn và đẹp, giữa nơi hàng ngày có hàng trăm lượt khách đến thăm. Câu đối thứ nhất dài,cao phải đến gần 10 mét, câu thứ hai cao độ 5 mét, gây một cảm giác rất long trọng. Có nghĩa là một thứ văn chương chính thống, chắc hẳn khi đưa lên đây phải rất kính cẩn, hoành tráng.
Nhưng...đó lại là những câu đối phạm nhiều sai lầm do người viết không am tường về thể loại câu đối, thật vô cùng đáng tiêc!
Có thể Luật câu đối xưa nay cũng chưa rõ ràng và nhiều ngoại lệ, nhưng ai đã từng làm câu đối, làm thơ Đường (Trong đó có vài cặp câu đối) đều biết vài điều sơ đẳng:
1. Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm
2. Động từ đối với động từ, danh từ đối với danh từ (Cùng loại)
3. Các câu 5 chữ, 7 chữ, dù được tách ra từ các câu dài vẫn phải theo luật:
Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh nghĩa là các chữ thứ 1, 3,5 không cần bắt buộc đối nhau bằng - trắc. Các chữ 2,4,6 bắt buộc phải đối nhau bằng - trắc. Dễ dàng nhận ra các chỗ sai phạm:
Câu 1: Các chữ 2, 4 phạm luật Nhị tứ lục bất minh!
Gieo nhân không thể đối với bát nhã vì hai lí do: Gieo là động từ lại là chữ Nôm còn bát không phải động từ lại là chữ Hán.
Câu 2: Chỉ là động từ không thể đối với không, Bến Giác là chữ Nôm không thể đối với Chân như là chữ Hán.
Nhưng...đó lại là những câu đối phạm nhiều sai lầm do người viết không am tường về thể loại câu đối, thật vô cùng đáng tiêc!
Có thể Luật câu đối xưa nay cũng chưa rõ ràng và nhiều ngoại lệ, nhưng ai đã từng làm câu đối, làm thơ Đường (Trong đó có vài cặp câu đối) đều biết vài điều sơ đẳng:
1. Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm
2. Động từ đối với động từ, danh từ đối với danh từ (Cùng loại)
3. Các câu 5 chữ, 7 chữ, dù được tách ra từ các câu dài vẫn phải theo luật:
Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh nghĩa là các chữ thứ 1, 3,5 không cần bắt buộc đối nhau bằng - trắc. Các chữ 2,4,6 bắt buộc phải đối nhau bằng - trắc. Dễ dàng nhận ra các chỗ sai phạm:
Câu 1: Các chữ 2, 4 phạm luật Nhị tứ lục bất minh!
Gieo nhân không thể đối với bát nhã vì hai lí do: Gieo là động từ lại là chữ Nôm còn bát không phải động từ lại là chữ Hán.
Câu 2: Chỉ là động từ không thể đối với không, Bến Giác là chữ Nôm không thể đối với Chân như là chữ Hán.
Tôi tìm xin gặp nhà sư phụ trách nơi này thì cụ đi vắng, chỉ có một vị nói là từ nơi khác đến học kinh ở đây ra tiếp tôi. Tôi ghi lại địa chỉ, điện thoại và muốn trao đổi về việc sửa hai câu này rồi ra về, hi vọng sẽ có hồi âm. Tôi gửi một bức thư đến nhưng cũng không nhận được trả lời...Nhiều bạn tôi nói đó có thể là việc của Thiền viên Trúc Lâm Đà Lạt, vì chính các vị ấy cử người ra đây xây dựng công trình này (?)...
Tự nghĩ đây là dịp các bạn tôi (nhiều người rất giỏi câu đối) nên biết thông tin này, có thể các bạn sẽ sửa lại được cho hay hơn.
Trong lúc chờ đợi, tôi xin mạo muội góp vài dòng, nếu có điều gì chưa chính xác, xin quý bạn, quý Viện chỉ bảo cho.
Câu thứ nhất, tôi xin đề xuất:
Tự nghĩ đây là dịp các bạn tôi (nhiều người rất giỏi câu đối) nên biết thông tin này, có thể các bạn sẽ sửa lại được cho hay hơn.
Trong lúc chờ đợi, tôi xin mạo muội góp vài dòng, nếu có điều gì chưa chính xác, xin quý bạn, quý Viện chỉ bảo cho.
Câu thứ nhất, tôi xin đề xuất:
Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả
Tuệ linh thông suốt bởi hòa khí định tâm
Tuệ linh thông suốt bởi hòa khí định tâm
Câu thứ hai, xin sửa là:
Phật pháp có đường: lìa mê về bến Giác
Huyền tông không lối: dẫn ý đến bờ Thiền
Huyền tông không lối: dẫn ý đến bờ Thiền
Rất hi vọng nhận được hồi âm.
Lê Kim Giao
(In trên báo Văn Nghệ số 22, ngày 30/5/2009. Trang 21)
(In trên báo Văn Nghệ số 22, ngày 30/5/2009. Trang 21)
Chiều ngày 25/6/2009, trên vô tuyến VCT2, Hòa thượng Thích Kiến Nguyệt, người phụ trách Thiền viện Trúc Lâm (Tam Đảo) đứng ngay trước câu đối này, giới thiệu nhiều thành quả của Thiền viện, có nghĩa là đôi câu đối đó vẫn chưa đươc sửa chữa. Vì vậy, tôi xin gửi tiếp bức thư sau đây, hi vọng sẽ nhận được ý kiến của quý Thiền viện.
Kính gửi: Quý hòa thượng Thích Kiến Nguyệt
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Tôi là Lê Kim Giao, sinh năm 1943, là người hoạt động văn hóa nghệ thuật, hội viên Hội nhà văn Hà Nội, địa chỉ: Nhà 17T1 - P602, Khu Chung cư Trung Hòa, Hà Nội.
Kính gửi đến quý hòa thương bài báo vừa in trên báo Văn nghệ ngày 30/5/2009.
Tôi là người thích thơ Đường, cũng thích làm câu đối nên rất muốn giao lưu với các vị viết câu đối hay, nhân đi qua cũng muốn góp ý trao đổi về mấy câu đối ở đây, nhưng mấy lần đều không có hồi âm, có thể vì thư không đến được quý hòa thượng.
Vì vậy, tôi mạo muội đưa thử lên báo, hi vọng sẽ có ý kiến của quý Viện và của nhiều bạn văn khác...Tôi gửi lời kính thăm Quý Hòa Thượng vì vừa được chiêm ngưỡng chân dung người trên vô tuyến VCT2 chiều thứ 5 ngày 25/6/2009, nghe Người nói về Thiền Đạo...
Tôi gửi thư này với bản chụp bài báo trên. Điều quan trọng là kiến thức về Thiền Đạo ở câu đối tôi sửa liệu có hợp lý hay không? Tôi rất mong Quý Hòa Thượng chỉ bảo cho, bằng thư gửi cho tôi hay bài đăng báo thì càng hay.
Tôi vô cùng cảm ơn và mong có dịp gặp gỡ.
Tôi cũng là người của chương trình Làng Cờ trên VCTV3 và VTV4, cũng vừa in tập sách "Thi kỳ song tuyệt" nói về các thế cờ hay và lời bình văn học của tôi đã được phát trên vô tuyến hai năm qua, xin được gửi kính tặng Quý Hòa Thượng.
Kính chúc hạnh phúc và mong hồi âm.
Hà Nội, ngày 26/6/2009
Lê Kim Giao - 0953.705.439
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét