Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Kỉ niệm Cổ Loa



Bài thơ Đường luật của Lê Kim Giao khắc vào bia đá được treo ở Cổ Loa, ngay bên phải cửa vào Am

Am Mị Châu

Đường ốc quanh quanh tới cố thành
Cây đa thiên cổ dáng còn thanh
Hồng hồng mũ ngọc người đâu vắng
Lạnh lạnh gươm thần đá vẫn xanh
Kẻ Việt người Tần khôn vẹn nghĩa
Khối tình chữ hiếu khó toàn danh
Ôi hồn ngọc tỉnh giờ lai láng
Làm khách đang yêu bước chẳng đành
Khi treo, các cụ Từ coi đền đã làm lễ , xin âm dương, được sự hài lòng của thần linh, mọi người lại chứng kiến bó hương to đã dập lửa, khi cắm lên bàn thờ của Bà Chúa Mị Châu, đột nhiên bùng cháy to . như reo vui cho đến tận chân hương
Nhiều năm sau, có rất nhiều du khách đọc, khen, chép...gây một ấn tượng rất tốt đẹp ,rất Văn hoá ở nơi đây
Đến tháng 5/1999 một chuyện lạ có thật đã xảy ra:
Một ông cán bộ văn hoá xã Chu Trinh, do quá thích nổi danh, lại không hiểu cái khó của Thơ...đã liều lĩnh khắc một tấm bia đá bài thơ của ông ta và cậy thế họ hàng với...cán bộ xã tự ý đưa treo ở phía bên phải của Am .Bài thơ như sau :

Bà Chúa Mị Châu

Thành sầu mã chạy xế tà dương
Đế có sừng tê rẽ chỉ đường
Vuốt rùa chàng rể lừa cắp mất
Lông ngỗng Mị Châu chưa tỏ tường
Máu trôi trai ngọc hồn vương vấn
Giếng chìm Trọng Thuỷ mất quân vương
Sông Ngân cầu gẫy tan mộng hợp
Miêú Cổ nghìn thu toả khói hương
Chu Trinh
Kết quả là gì?? chỉ thấy ông ta lập tức ốm rất nặng, phải nhập Viện hai tháng vẫn không khỏi...ở nhà, nhiều du khách đọc bài thơ đã phê phán nặng lời khiến ban Văn hoá phải quyết định hạ tấm bia thơ ấy xuống
Lạ sao, ông ấy lập tức khỏi bệnh, ra viện, về nhà và...sợ đến..hết đời. Mọi người ở đây đều biết chuyện này, khi tôi (LKG ), về chơi, các cụ Từ coi đền ( mỗi năm thay một cụ) đều mách với tôi như thế và thì thào vào tai tôi : Bà Chúa thiêng lắm ,chắc sẽ phù hộ cho Bác..
Ông Nguyễn Khải Chút và con trai là hoạ sĩ Nguyễn Khải Liễu cùng các ông Từ đều là những người bạn chân thành và tốt bụng của tôi..
Khi cây đa nghìn tuổi ở cửa Am bị vàng úa lá, cùng với Ban bảo vệ Di tích, thắng cảnh thủ đô, tôi cũng đã lăn lộn ở đây nhiều ngày, viết nhiều bài kêu cứu đăng trên nhiều báo, đã có thời gian được dự cấp 75 triệu, chi được 20 triệu mua thuốc ,ba bốn công nhân ngày ngày chăm sóc ,các cụ đã mừng rỡ bảo tôi: cây đã mọc nhiều lá non, chim đã bay trở lại ríu rít ...Tôi yên tâm đi viết các đề tài khác xa Hà nội... ba tháng sau, quay về, các cụ khóc chỉ cây đa nghìn tuổi đã chết, vì ai đó đã không chịu chi nốt 55 triệu tiền thuốc,công nhân không đến chăm sóc...
Tôi đau đớn cùng ông bạn Chút, người bảo vệ ở đây cầm rìu, cầm cưa, cưa từng mảnh rễ, tôi viết bài thơ : ở mị châu am trong nước mắt,
Gửi cùng 1 cái ảnh ông Chút đang vung rìu...Bài thơ được bác Phú Bằng-người rất tâm huyết với văn hoá, lại rất có uy tín với các báo Bắc Nam, gửi in được ở báo Sài gòn

Ở Mị Châu am

(lời người thợ xẻ)
Tôi đang cưa đứt nghìn năm
Gốc đa Am cổ giữa rằm trung thu
Tôi cưa êm tựa lời ru
Rìu tôi bổ dọc bay vù chim đêm
Ngẩn ngơ hỏi đá xanh êm
Trên đôi vai trống còn mềm Mị Châu
Có gì trong mảnh đa nâu
Hồng hoang thuở ấy mà đau tay người ?
Khoan khoan hết thế kỷ rồi
Ai đau thì đến cùng tôi đêm rằm
Tay cầm một mẩu nghìn năm
Tiếng cưa tôi gọi âm thầm.. tên Ai..
Cây đa cũ đã mất, hai cây mới được trồng vào chỗ cũ nhưng không ai quan tâm uốn nắn nó theo thâm ý của người xưa : một cây nhỏ mang hình một chú nai ngoảnh nhìn về phía Giếng Ngọc, một cây lớn mang hình Ông Voi, nhìn về phía Nhà Thiết Triều ngay bên cạnh cửa Am
Tôi ao ước một ai đó sẽ hiểu giá trị của việc này và sẽ uốn nắn ngay 2 cây đa non khi còn có thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét